Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học, bộ sách Kết nối tri thức

docx 30 trang Minh Khuê 26/12/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học, bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_nang_cao_chat_lu.docx

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học, bộ sách Kết nối tri thức

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp cơ sở, đơn vị: Trường Tiểu học Vệ An Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp thành phố 1.Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học.” 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Thông qua việc tổ chức HĐTN cho học sinh, các nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng thời, các nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà trường.Hoạt động trải nghiệm là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học sinh phát huy vbai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo củabản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện,tự khẳng định mình, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,
  2. HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.Từ đó hình thành cho các em và phát triển cho các em những giá trị sống và năng lực cần thiết. 3.Tác giả sáng kiến: -Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Hoa -Cơ quan, đơn vị: Trường Tiểu học Vệ An -Địa chỉ: Đường Thiên Đức, phường Vệ An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh -Điện thoại: 0983305679 -Email:hoakim470@gmail.com 4.Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Không 5.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: -Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Hoa -Cơ quan, đơn vị: Trường Tiểu học Vệ An -Địa chỉ: Đường Thiên Đức, phường Vệ An, TP Bắc Ninh 6. Các tài liệu kèm theo - Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến Vệ An, ngày 15 tháng 02 năm 2023 Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Kim Hoa
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học.” 2.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 10 năm 2022 3. Các thông tin bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: - Chú trọng vào việc tổ chức cho học sinh học tập trên lớp nghe lý thuyết mà chưa chú ý đến việc thực hành vận dụng trong các buổi ngoại khóa hoặc cho các em được tự mình trải nghiệm các hoạt động mà các em có thể tự làm. 5.Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Hiện nay việc triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học là không phải là một vấn đề mới. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế, một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nhất là thực hiện lồng ghép trong các tiết học, phương tiện dạy học chưa đáp ứng đầy đủ và mang tính khả thi. Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của nhà trường và gia đình còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất. 6.Mục đích của sáng kiến: -Nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động của nhà trường đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ năm học, mục tiêu do ngành đề ra là vô cùng quan trọng và gặp không ít những khó khăn. Đặc biệt việc nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm, đây là công việc quyết định đến sự thành bại của công tác thực hiện nhiệm vụ năm
  4. học, quyết định đến chất lượng giáo dục phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh trong nhà trường. 7.Nội dung: 7.1.Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: Giải pháp 1: Tổ chức bộ máy và công tác quản lý chỉ đạo Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ, phụ trách đội và ban chỉ huy liên đội, cán sự lớp. Giải pháp 3: Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm. Giải pháp 4 :Tổ chức các hình thức hoạt động trải nghiệm. 7.2. Về phạm vi áp dụng sáng kiến: Tôi đã vận dụng tại Trường học nơi tôi công tác trong năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023 tôi sẽ đề xuất áp dụng các giải pháp và phương pháp mới vào trong công tác chỉ đạo chuyên môn của trường Tiểu học Vệ An. 7.3. Về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: Không. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ kí, dấu) (Chữ kí và họ tên) Nguyễn Thị Kim Hoa
  5. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.Mục đích của sáng kiến 1 2.Tính mới và ưu điểm của sáng kiến 2 3. Đóng góp của sáng kiến 3 PHẦN II: NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: Thực trạng dạy và tổ chức các hoạt động trải nghiệm 5 của trường TH Vệ An 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến 5 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến 5 3. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 6 CHƯƠNG II: Những giải pháp được áp dụng 9 1.Giải pháp 1 9 2.Giải pháp 2 10 3.Giải pháp 3 11 4.Giải pháp 4 13 CHƯƠNG 3: Kiểm chứng các giải pháp được áp dụng 18 PHẦN 3: KẾT LUẬN 20 1.Vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sang kiến 20 2.Hiệu quả thiết thực của sang kiến 21 3.Kiến nghị với các cấp quản lý 21 PHẦN 4: PHỤ LỤC 22 Tài liệu tham khảo 22
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ GD&ĐTTP Giáo dục và đào tạo Thành phố TP Thành phố BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo CBQL Cán bộ quản lý CB,GV,NV Cán bộ,giáo viên,nhân viên GVTPT Giáo viên tổng phụ trách MC Dẫn chương trình TDTT Thể dục thể thao HS Học sinh CLB Câu lạc bộ TNNĐ Thiếu niên nhi đồng HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo GVCN Giáo viên chủ nhiệm PHHS Phụ huynh học sinh
  7. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Mục đích củasáng kiến: Một trong những nhiệm vụ cần thực hiện nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà trường cấp Tiểu học, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp tiểu học của Phòng GD&ĐTTP Bắc Ninh, đó là: “Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năngvà định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểmtâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai thí điểm có hiệu quả mô hình trường học mới, phương pháp Bàn tay nặn bột; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày16 tháng 2 năm 2016 về quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư 27/2020 đánh giá HS lớp 1,2,3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” và “Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hướng dẫn để khuyến khích học sinh chủ động tham gia tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.” Điều 9, Thông tư số 22 /2016/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 2 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Quy định về đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh:“Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường.” Giáo viên đánh giá mức độ hìnhthành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi. Để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh tiểu học trong và ngoài nhà trường một cách toàn diện và hiệu quả. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý giáo dục nói riêng và các thầy cô giáo nói chung là vô cùng quan trọng. Cần đảm bảo tốt hoạt động dạy học các môn học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời phải đảm bảo hoạt động giáo dục trải nghiệm một cách tích cực phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học.
  8. Trong những năm học trước mặc dù Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm sâu sắc tới hoạt động đoàn thể trong nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh nói riêng cũng đã góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong các hoạt động như: sinh hoạt tập thể đã từng bước đi vào nền nếp, thể dục thể thao cũng đã đạt nhiều thành tích cao song do phần đa là phát triển từ năng lực sở trường vốn có hoặc do các em có cha mẹ bồi dưỡng tập luyện sau đó tuyển chọn các em vào đội tuyển để bồi dưỡng thi đấu. các hoạt động tham quan du lịch, giao lưu văn hóa văn nghệ cũng được thường xuyên tổ chức hằng năm vào các dịp ngày lễ lớn; hoạt động bảo vệ môi trường cũng được phát động triển khai; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác như công tác từ thiện, thanh thiếu niên chữ thập đỏ cũng đi vào hoạt động nhưng tính khoa học, tính giáo dục hiệu quả chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu đặt ra của nhà trường. Nhận thức rõ được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh tiểu học trong và ngoài giờ học chính khóa. Bản thân tôi đã ra sức tìm tòi, ra sức học hỏi, nghiên cứu sách tham khảo, với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác thực hiện nhiệm vụ được giao. Với vai trò là một quản lý trong lĩnh vực chuyên môn và phụ trách đoàn thể của mình tôi đã tập trung vàonghiên cứu, thực thi những nội dung chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể từ những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, nhà nước, của ngành và các tổ chức đoàn thể để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm:“Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học”. Với hy vọng phần nào giúp bản thân hoàn thành tốt hơn trong công tác quản lý để góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động đoàn thể trong nhà trường, giáo dục học sinh hình thành nhân cách và phát triển phẩm chất đáp ứng yêu cầu của thời đại và mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách. 2.Tính mới và ưu điểm của sáng kiến: Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu, tư chất song không phải là bẩm sinh, mà được hình thành và được thể hiện trong hoạt động tích cực của con
  9. người trong đời sống xã hội thông qua sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động tích cực của cá nhân. Như vậy, để giúp người học phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất phải đổi mới phương pháp dạy học, bên cạnh trang bị kiến thức phải tạo môi trường để người học trải nghiệm mới phát triển được năng lực. Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực, giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm, giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hóa các kinh nghiệm có được tạo cơ hội cho người học có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Đổi mới và chỉ đạo Giáo viên biếtthiết kế, tổ chức, lồng ghép hoạt động trải nghiệm gần gũi với đời sống của học sinh. Giáo viên biết xây dựng các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò với trò và giữa trò với phụ huynh dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng, sự quan tâm nhằm khơi dậy động cơ tốt đẹp, khả năng sáng tạovà tinh thần tốt đẹp. Các em được tham gia thực hành, được quan sát bạn làm, mình làm, rồi học qua các hoạt động gần gũi Học sinh được tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên đối với sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh. Phụ huynh biết tham gia phối hợp cùng cô có hiệu quả trong tiết dạy trải nghiệm như: Thăm quan, thực hành làm bánh, nhặt rau, cắm hoa Khi xây dựng kế hoạch luôn sáng tạo, linh hoạt, lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề tuần, tháng và năm căn cứ vào độ tuổi, điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương. Chú trọng xây dựng, lựa chọn, lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào các hoạt động trong ngày và tổ chức hoạt động chính. Các em được trải nghiệm với những kiến thức phù hợp với độ tuổi, nhận thức và môi trường hoạt động gần gũi với đời sống của chính các em. Giải pháp này là giải pháp hoàn toàn mới mà tôi áp dụng khi tham gia thực hiện sáng kiến. 3.Đóng góp của sáng kiến: - Nội dung của hoạt động trải nghiệm đảm bảo tính giáo dục và tính thực tiễn: Gắn với đời sống thực tiễn địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, dễ vận dụng vào thực tế, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
  10. - Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú, linh hoạt, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm. Tạo điều kiện cho nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm . - Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã tạo được môi trường tương tác, thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh; chú ý đảm bảo được an toàn cho học sinh trong các hoạt động kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.
  11. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG DẠY VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TH VỆ AN. 1.Cơ sở lý luận của đề tài: Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Hoạt động trải nghiệm chính khóa được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.Hoạt động trải nghiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng các môn học và lĩnh vự giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường xã hội tham gia vào tất cả các khâu của quá trình từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị thực hiện đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá của bản thân, nhóm, của các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy qua đó hình thành phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. 2.Cơ sở thực tiễn: Trường Tiểu họcVệ An là trường nằm trên địa bàn trung tâm Thành phố Bắc Ninh có trình độ dân trí hiện nay tương đối cao, đời sống kinh tế mấy năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, số hộ nghèo giảm, phần lớn các gia đình đã bắt đầu quan tâm nhiều đến giáo dục. + Trường có: 20 lớp/755 học sinh/ 346nữ. Tổng số CB - GV- NV: 37 /35 nữ Chia ra: CBQL: 02/02 nữ, giáo viên: 32/31 nữ, NV: 03/ 02 nữ - Tổng số đảng viên: 27/ 25 nữ (Trong đó: Đảng viên là NV: 01)
  12. 2.1 Thuận lợi: Đại đa số học sinh của trường đều thể hiện tốt hành vi đạo đức, không xảy ra các hiện tượng vi phạm nội quy nhà trường, đạt mức độ rèn luyện về phẩm chất và năng lực. Các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, các hoạt động trải nghiệm được lồng ghép trong các tiết học và tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.Hầu hết số cán bộ quản lý và giáo viên các trường đều nhận thức đúng về mục đích ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm, đều nhận thức đúng vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động trải nghiệm . Đại đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới các hoạt động giáo dục trong nhà trường, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa cho học sinh. 2.2 Khó khăn: Một bộ phận giáo viên trong các nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm .Vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thu hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn mang năng tính lý thuyết chưa quan tâm đến việc thực hành và vận dụng vào thực tế. 3.Thực trạng của việc dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm Trường tiểu học Vệ An: 3.1. Đối với học sinh: Học sinh tiểu học nói chung và học sinh Tiểu học Vệ An nói riêng hiện nay kĩ năng sống của các em còn hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta mới quan tâm đến việc dạy chữ mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em. Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều, học sinh ngày càng ích kỉ,
  13. thực dụng, lười hoạt động hơn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của các em. 3.2.Đối với phụ huynh học sinh: Có một thực tế là học sinh ở vùng đô thị thành phố hiện nay được bố mẹ chăm ăn, chăm mặc quá kĩ, chẳng thiếu thứ gì. Có những em đã học đến lớp 11,12 mà bố mẹ vẫn đưa đón hàng ngày, không dám cho con tự đi học. Ở nhà, nhiều trẻ được miễn việc giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, dù là nhỏ nhất với lý do là để dành cho thêm thời gian cho con học, hoặc đã có bác giúp việc. Có rất nhiều lời giải thích, biện minh cho việc chăm sóc, nuông chiều con cái quá mức ở các bố mẹ. Hệ lụy của việc nuông chiều ấy là làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười biếng, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện được trong tầm tay. Bên cạnh đó, mặc dù điều kiện sống của lớp trẻ ngày càng tốt hơn, nhưng việc giao lưu, chia sẻ, kết bạn của lớp trẻ ngày càng thu hẹp lại. Đầu tiên là việc tạo ra các kết nối trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái. Do mải mê làm kinh tế, nên hầu hết các bố mẹ đều không có thời gian giành cho gia đình nhỏ của mình. Hình ảnh gia đình với bố mẹ ôm máy tính, nghe điện thoại, con cái chúi đầu vào chơi game trên Ipad không còn hiếm thấy và ngày càng phổ biến. Trẻ em không chỉ cần người lớn cho ăn ngon, mặc đẹp. Trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách trẻ, sự quan tâm, bồi dưỡng về mặt tinh thần đôi khi còn quan trọng hơn nhiều so với vật chất cho nên việc bố mẹ hướng con mình tới những hoạt động trải nghiệm là không thể thiếu đối với sự trưởng thành của trẻ. 3.3.Đối với giáo viên: Hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ việc cho học sinh trải nghiệm trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 3.4.Đối với nhà trường: Hiện nay hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học được thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa trên các chủ đề, chủ điểm đã được quy định cứng trong chương trình nhưng nội dung và hình
  14. thức chưa phong phú. Giáo viên thường chỉ định, phân công học sinh tham gia hoạt dộng một cách bị động và cơ bản không xuất phát từ nhu cầu của chính các em. Khi tổ chức các hoạt động giáo dục, gióa viên không rõ hoạt động đó sẽ hướng tới mục tiêu hình thành những năng lực, phẩm chất gì cho học sinh. Số học sinh tham gia trực tiếp trải nghiệm trong mỗi hoạt động là không nhiều, thường tập trung vào một số em có năng khiếu, suất xắc, còn đa số học sinh chỉ được chứng kiến, giải trí. Do vậy, những hoạt động này chưa thực sự là của học sinh, do học sinh và vì học sinh. Điều đó chưa phù hợp với định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
  15. CHƯƠNG II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG Thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường tiểu học rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt, giáo dục kỹ năng sống, năng lực phẩm chất cho các em vì vậy cần phải đảm bảo các chuẩn mực về ý thức, hành vi đạo đức, phát luật, năng lực, kỹ năng ứng đối giải quyết vấn đề, Trong phạm vi đề tài này với mong muốn đạt được hiệu quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý chỉ đạo nhằm đạt hiệu quả trong lĩnh vực tổ chức hoạt động trải nghiệm thường xuyên trong nhà trường tiểu học có hiệu quả nên tôi đã vận dụng các biện pháp được áp dụng cụ thể như sau: 1. Giải pháp thứ nhất:Tổ chức bộ máy và công tác quản lý chỉ đạo: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường và dạy học các môn học là hai lĩnh vực chính trong hoạt động giáo dục trong trường tiểu học. Vì vậy ngay từ đầu năm học người làm công tác quản lý giáo dục cần phải kiện toàn các tổ chức để đưa các lĩnh vực hoạt động thực hiện nhiệm vụ mục tiêuchương trình giáo dục đề ra; tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành. Tôi đã thực hiện như sau: + Tham mưu với Hiệu trưởng kiện toàn các tổ chức như Liên Đội, chi đội, Hội chữ thập đỏ. Ra quyết định thành lập Hội đồng giáo dục thể chất, câu lạc bộ (CLB) Võ cổ truyền học sinh, CLB Mĩ thuật HS, CLB Âm nhạc HS, CLB quan họ, CLB bóng đá mini, CLB tiếng Anh. + Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của từng tổ chức và các mảng hoạt động trải nghiệm cụ thể để lụa chọn nhân sự tham gia trong thành phần trong Ban chấp hành, cán sự, thành viên, cần đảm bảo gắn với trách nhiệm nghĩa vụ đồng thời xét năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng khiếu và khả năng tham gia phù hợp hoạt động giáo dục đó. + Xây dựng Kế hoạch phát triển, kế hoạch chỉ đạo cho từng hoạt động phong trào năm học và kế hoạch cụ thể cho các tháng trong năm học. Từng học kỳ có tổ chức sơ kết, tổng kết công tác và báo cáo với cấp trên và hội đồng nhà trường. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên, nhân viên, ban chấp hành chi đoàn, giáo viên tổng phụ tách đội làm tốt công tác lập kế hoạch hoạt động, chọn lựa
  16. hình thức phù hợp với nội dung giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện hoạt động phù hợp với tình hình cụ thể lớp, của lĩnh vực mình phụ trách trên cơ sở kế hoạch chung của Ban giám hiệu. Sau mỗi hoạt động đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể trong chỉ đạo quản lí và tổ chức thực hiện. 2.Giải pháp thứ 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ, phụ trách đội và ban chỉ huy liên đội, cán sự lớp: + Nâng cao chất lượng đội ngũ: Nâng cao nhận thức về tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nghĩa vụ của CB,GV,NV trong tổ chức Công đoàn, GV TPT Đội. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động trong lĩnh vực nhiệm vụ được giao từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục củanhà trường và sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh. Thông qua các Điều lệ, văn bản chỉ đạo của cấp trên, nội quy quy chế nội bộ, Tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây dựng, tổ chức. Làm tốt phần hướng dẫn thực hiện điểm và tổ chức thực hiện đại trà. Không được bỏ qua khâu kiểm tra đánh giá và đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên. Quá trình bồi dưỡng cần chú ý đi sâu vào việc cung cấp cho giáo viên các kinh nghiệm thực tế về tổ chức, quản lí, thực hiện hoạt động các tổ chức có hiệu quả của các đồng nghiệp, tổ chức triển khai cho giáo viên áp dụng vào thực tiễn công tác của bản thân. Phân công giáo viên tham gia tập huấn nghiệp vụ, chuyên đề, Tổ chức các chuyên đề về tổ chức các hoạt động ngoài trời, sinh hoạt tập thể, + Bồi dưỡng Ban cán sự lớp, Ban chỉ huy Đội: Thông qua Đại hội chi đội, Đại hội liên đội, các buổi họp giao ban hằng tháng, các tiết chào cờ đầu tuần, thể dục giữa giờ, làm công tác tuyên truyền, bồi dưỡng giáo dục để các em có nhận thức đúng về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học sinh phải hiểu được tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là quyền lợi và cũng trách nhiệm của mỗi học sinh. Qua các hoạt động
  17. ngoại khóa giúp các em phát triển về nhận thức về các kĩ năng cần thiết. Từ đó các em tuyên truyền, vận động phụ huynh, các bạn trong lớp, trong trường tích cực tham gia tốt hoạt động này. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực tổ chức, điều hành, hướng dẫn, quản lí tập thể lớp tổ của đội ngũ cán bộ lớp. Bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể. Rèn tính chủ động, tự giác, tính tập thể, tính sáng tạo trong tham gia hoạt động đưa các hoạt động của Liên đội nói riêng và học sinh toàn trường nói chung. 3. Giải pháp thứ 3:Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm: Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức,đặt tên cho hoạt động Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành.Xác định rõ đối tượng thực hiện, hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia.Đặt tên cho hoạt động hay tên hoạt động đó là gì.Tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động - Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động. - Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động. - Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò. Tùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. Bước 3: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.
  18. Ví dụ: “Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Hình thức thảo luận là chủ đạo, có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, trò chơi hoặc đố vui. Trong “ Hội thi phụ trách sao giỏi” nên chọn hình thức sân khấu hóa, hội diễn; hay tổ chức kỷ niệm ngày 22/12 cần lựa chọn hình thức tổ chức nói chuyện truyền thống cho học sinh hiểu biết thếm về Quân đội nhân dân Việt Nam. Bước 4: Lập kế hoạch Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài liệu) và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn.Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu. Trong kế hoạch cần vạch định: Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Phần chương trình hay kịch bản này giúp cho việc chỉ đạo tổ chức nội dung theo dự kiến, những thời gian thời điểm làm việc gì và trong trường hợp là kế hoạch tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Hội thi, Mít tinh, kỷ niệm, nó sẽ giúp cho người dẫn chương trình, MC nắm được nội dung diễn biến chương trình khi diễn ra tổ chức hoạt động. Bước 6: Lưu trữ kết quả hoạt động và vào hồ sơ của học sinh.
  19. 4. Giải pháp thứ 4: Các hình thức tổ chức các hoạt động: 4.1. Hoạt động câu lạc bộ (CLB) Ngay từ đầu năm học 2022-2023, nhà trường đã thành lập được các CLB thể dục thể thao (TDTT), đó là: CLB Võ cổ truyền, CLB Mĩ thuật, CLB Âm nhạc, CLB bóng đá mini, CLB văn hóa nghệ thuật, CLB Quan họ, CLB tiếng Anh trò chơi dân gian được gắn theo điểm trường và kết hợp với CLB - lớp dạy võ thuật của trường. Hoạt động của các CLB được tổ chức triển khai theo kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện, trong đó huấn luyện viên là giáo viên có năng lực, năng khiếu, chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực hoạt động của từng CLB, đối tượngHS tham gia theo sở trường, sở thích và sự đam mê với loại hình đó. Chương trình hoạt động của các CLB diễn ra ngoài giờ lên lớp (giờ ra chơi, cuối buổi học và chiều ngày thứ bảy - trong thời gian chuẩn bị cho thi đấu hoặc giao lưu có thể luyện tập thêm thời gian) Ý nghĩa: Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin, Thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em 4.2. Tổ chức trò chơi Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.