Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3

docx 10 trang Minh Khuê 01/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_tinh.docx

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3

  1. UBND THỊ XÃ THUẬN THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH KHƯƠNG TÊN BIỆN PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC CHO HỌC SINH LỚP 3 Họ và tên: Vũ Thị Thuỳ Dương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Khương Thanh Khương, ngày 10 tháng 11 năm 2023
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng, nó giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, trí thông minh, tư duy logic, tư duy độc lập, linh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. Trong đó mạch kiến thức tính giá trị của biểu thức là bộ phận gắn kết mật thiết với các mạch kiến thức của toán học trong chương trình tiểu học và các cấp học tiếp theo, góp phần làm phát triển toàn diện năng lực học toán của người học sinh. Trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, các dạng toán tính giá trị biểu thức được chia làm 3 dạng bài là: biểu thức có 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia; biểu thức có 2 dấu phép tính cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia); biểu thức có dấu ngoặc đơn. Học sinh thường nhầm lẫn giữa các dạng toán và quy tắc tính toán khiến kết quả học tập bị ảnh hưởng. Điều này nếu tiếp tục kéo dài có thể ảnh hưởng đến cả quá trình học tập sau này của các em. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu nội dung: "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3” nhằm giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về kỹ thuật tính Giá trị biểu thức từ đơn giản đến phức tạp. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề: 1.1. Thuận lợi: - Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về phòng học, đồ dùng, trang thiết bị và tài liệu dạy học. - Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. - Giáo viên tích cực chủ động học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Đa phần phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện cho các con có môi trường học tập tốt nhất. - Học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 1.2. Khó khăn: - Một số giáo viên đầu tư thời gian cho từng tiết dạy chưa nhiều, trong giờ dạy
  3. toán, việc tìm và sáng tạo phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh còn hạn chế. Còn coi việc dạy dạng bài tính giá trị biểu thức là tính toán thông thường. - Phụ huynh học sinh còn chưa dành thời gian quan tâm đến con em mình. - Tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, ít chịu khó suy nghĩ, tìm tòi cách học để nhớ lâu kiến thức, thực hiện một cách máy móc vẫn còn khá phổ biến. - Kĩ năng tính toán ở một số em còn rất đuối. Để nghiên cứu vấn đề này tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh lớp 3A do tôi giảng dạy. Kết quả khảo sát: Học sinh thực Học sinh chưa HS chưa thạo kĩ Số hiện tốt cách nắm được quy thuật tính toán, Thời điểm áp học tính giá trị biểu tắc tính GTBT còn tính toán sai dụng Lớp sinh thức biểu thức SL % SL % SL % Tháng 12/ 2022 3A 29 10 32,5 16 55 3 12,5 Qua bảng khảo sát trên cho thấy học sinh biết cách tính giá trị biểu thức còn chiếm tỷ lệ thấp 32,5%. Do đó, tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu một số biện pháp "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3” nhằm giúp cho học sinh có kết quả học tập tốt hơn 2. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Toán lớp 3. a) Biện pháp 1: Giáo viên tích cực nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kĩ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh. * Mục tiêu: GV nắm chắc mục tiêu bài và xây dựng kế hoạch bài dạy, lựa chọn phương pháp phù hợp * Cách tiến hành: Giáo viên phải tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn do các cấp quản lý tổ chức. Đầu tư thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tìm và đọc các loại sách tham khảo về môn Toán, các đề thi trên mạng, phân loại các dạng toán có liên quan đến tính giá trị biểu thức để dạy cho học sinh; tham khảo sự góp ý về cách dạy toán nói chung, cách dạy dạng toán tính giá trị biểu thức nói riêng từ các đồng nghiệp. Tìm tòi sáng tạo và mạnh dạn vận dụng, thử nghiệm nhiều hình thức
  4. khác nhau trong tổ chức dạy học. Ví dụ: Khi dạy bài: Ôn tập biểu thức số, tôi đã xác định các bước để xây dựng kế hoạch bài học như sau: * Bước 1 : Nghiên cứu kĩ nội dung từng bài toán, xác định mục tiêu cần đạt của từng bài. Cụ thể là: Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức (Bài 1a, b trang 116 Toán 3 Bộ sách Kết nối trí thức với cuộc sống tập 1) a) 731 – 680 + 19 b) 63 x 2 : 7 HDHS vận dụng quy tắc 1, 2: "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân – chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải" Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức (Bài 1c, d trang 116 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) c) 14 x 6 – 29 d) 348 +84 :6 HDHS vận dụng quy tắc 3: "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau. Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức (Bài 1 trang 117 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) a) 182 - (96 - 54) b) 7 x (48 : 6) HDHS vận dụng quy tắc 4: Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc rồi thực hiện phép tính ngoài ngoặc sau. * Bước 2: Tôi xác định rõ mục tiêu mà học sinh cần đạt được sau khi học xong bài này là: Kiến thức: Học sinh biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng. Kĩ năng: Học sinh vận dụng các quy tắc đã học để thực hiện tốt các bài tập. * Bước 3: Để chuẩn bị đồ dùng cho tiết học này, tôi xác định bài tập 2 sẽ tổ chức trò chơi cho các em nên tôi chuẩn bị ra bảng phụ nội dung bài tập (3 bảng giống nhau). Nhóm: 1, 2, 3 * Bước 4: Ở bài này, tôi xác định sẽ sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thuyết trình Phương pháp vấn đáp Phương pháp thực hành
  5. Phương pháp tổ chức trò chơi Với việc thực hiện trên thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giờ học. b) Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách phân loại các dạng biểu thức ở lớp 3. * Mục tiêu: Học sinh phân loại được dạng biểu thức và áp dụng đúng quy tắc để thực hiện. * Cách tiến hành: GV hướng dẫn học sinh phân loại cụ thể từng dạng bài tính giá trị biểu thức trong môn Toán 3, gồm có 3 dạng bài và 4 quy tắc như sau: Đối với dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, có 3 dạng bài cơ bản đó là: + Dạng bài 1: Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, trừ hoặc nhân, chia. + Dạng bài 2: Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia) + Dạng bài 3: Biểu thức có dấu ngoặc đơn. a) Đối với dạng bài 1 (áp dụng quy tắc 1 và 2): Biểu thức có 2 dấu phép tính: Ví dụ 1: (Bài 1b trang 104 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức vổi cuộc sống) Tính giá trị của biểu thức 60 + 50 - 20 Tôi đã tiến hành theo các bước sau: * Bước 1: Tôi đưa ra biểu thức : 60 + 50 - 20 để giúp học sinh có biểu tượng về biểu thức. * Bước 2: Tôi đặt một số câu hỏi để học sinh đưa ra nhận xét xem biểu thức có mấy dấu phép tính? Phép tính nào đứng trước? Phép tính nào đứng sau? * Bước 3: Tôi hướng dẫn để học sinh dựa vào mẫu và tự phát hiện ra thứ tự thực hiện phép tính từ trái sang phải: 60 + 50 - 20 = 110 - 20 = 90 * Bước 4: Tôi hướng dẫn để giúp học sinh rút ra quy tắc: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Gọi vài học sinh nhắc lại quy tắc. Ví dụ 2: 30 : 5 x 2 (Bài 1a trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nôi tri thức với cuộc sống) Tính giá trị biểu thức: 30 : 5 x 2
  6. - Tôi đặt câu hỏi: Biểu thức có mấy dấu phép tính? Đó là những dấu phép tính nào? - Tôi tiếp tục tiến hành các bước tương tự như ví dụ 1 để học sinh rút ra được quy tắc 2: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Gọi vài học sinh nêu lại quy tắc 2. Sau đó tôi chỉ vào lần lượt từng ví dụ, yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hiện để khắc sâu kiến thức, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ quy tắc. b) Đối với dạng bài 2 (áp dụng quy tắc 3): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia) Ví dụ 1: 24 + 5 × 6 (Bài 1b trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 1 Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu). Mẫu: b, 24 + 5 × 6 24 + 8 : 2 = 24 + 4 = 28 * Bước 1: HS đọc biểu thức: 24 + 5 × 6 * Bước 2: Tôi hỏi câu hỏi để học sinh nhận xét về các dấu phép tính trong biểu thức. * Bước 3: Tôi gợi mở để học sinh dựa vào mẫu tự nhận biết được : Biểu thức 24 + 5 × 6 có hai dấu phép tính cộng và nhân nên không thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải mà ta thực hiện 5 x 6 trước sau đó mới thực hiện phép tính cộng. 24 + 5 × 6 = 24 + 30 = 54 Ví dụ 2: 30 – 18 : 3 (Bài lc trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) HS thực hiện các bước tương tự và trình bày cách tính giá trị của biểu thức 30 – 18 : 3 = 30 - 6 = 24 * Bước 4: Hướng dẫn học sinh rút ra quy tắc: "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau". "Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia,
  7. ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải" c) Dạng bài 3 (áp dụng quy tắc 4): Biểu thức có dấu ngoặc đơn Ví dụ: 45 : (5 + 4) = ? (Bài 1a trang 107 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu). Mẫu: 30: (20 - 14) = 30 : 6 = 5 * Bước 1: HS đọc biểu thức : 45 : (5 + 4) = ? * Bước 2: Tôi hỏi câu hỏi để học sinh nhận xét về đặc điểm của biểu thức và các dấu phép tính trong biểu thức * Bước 3: Tôi gợi mở để học sinh dựa vào mẫu tự nhận biết được: Biểu thức 45 : (5 + 4) = ? có dấu ngặc đơn nên thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. 45: (5 +4) = 45 : 9 = 5 * Bước 4: Hướng dẫn học sinh rút ra quy tắc: Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. * Đối với các bài giải toán có lời văn tôi hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, tìm cách giải và trình bày bài giải Ví dụ: Bài 3, SGK Toán 3 (Tập 1), Sách kết nốì tri thức với cuộc sống Cả 3 thùng có bao nhiêu lít nước mắm? 64 + 55 + 45 = ? Câu a: Đây là dạng bài khám phá, giúp HS bước đầu làm quen với tính chất kết hợp của phép cộng. Tôi sẽ tiến hành hướng dẫn HS như sau: Phân tích bài toán: Có ba thùng lần lượt đựng 641, 551 và 451 nước mắm. Hỏi cả ba thùng đựng bao nhiêu lít nước mắm? HDHS đưa ra phép tính: 64 + 55 + 45 =? Có hai cách tính giá trị của biểu thức 64 + 55 + 45 như Nam và Mai trình bày. Nam: Mai 64 + 55 + 45 = (64 + 55) + 45 64 + 55 + 45 = 64 + (55 + 45)
  8. = 119 + 45 = 64 + 100 = 164 = 164 (Nam nhóm hai số hạng đầu cho vào ngoặc (Mai nhóm hai số hạng cuối cho ngoặc rồi rồi tính 64 + 55 = 119) tính 55 + 45 = 100) Tôi cho HS nhận xét (như Rô-bốt) rồi chốt lại: (64 + 55) + 45 = 64 + (55 + 45) Qua đó HS khắc sâu: "Muốn tính tổng của ba số hạng, ta có thể tính tổng hai số hạng đầu trước hoặc hai số hạng sau trước, rồi cộng tiếp số hạng còn lại" c) Biện pháp 3: Xây dựng nền nếp học tập và tổ chức các trò chơi toán học. * Mục tiêu: Nhằm tạo hứng thú cho học sinh yêu thích, say mê toán học * Cách thực hiện: Để tạo hứng thú cho học sinh yêu thích, say mê toán học, trước hết giáo viên cần xây dựng cho học sinh những thói quen, phương pháp học khoa học, hợp lí để mang lại hiệu quả cao trong học tập nhất là trong học Toán. Nội dung tổ chức các trò chơi Toán học phải truyền tải những nội dung trong bài học, tạo hứng thú học tập và gần gũi với đời sống hằng ngày, phù hợp với từng đốì tượng tạo điều kiện để tất cả các em đều có thể tự tìm được cách giải quyết vấn đề. Trước khi thiết kế trò chơi tôi thực hiện nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, xác định yêu cầu cần đạt của từng bài. Từ đó lựa chọn trò chơi thích hợp với nội dung bài. - Nghiên cứu thực tế: Điều kiện cơ sở vật chất, không gian lớp học . - Xác định mục đích tiến hành trò chơi - Lựa chọn trò chơi - nội dung kiến thức - Xây dựng thư viện tư liệu phục vụ cho trò chơi - Tổ chức vận dụng Ví dụ: Tổ chức trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng (Bài 1 trang 111 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) Tôi chuẩn bị 3 bảng phụ, mỗi bảng ghi nội dung bài tập như sách giáo khoa và 3 bút dạ. Ở trò chơi này, tôi chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 đại diện đứng thành hàng dọc thi tiếp sức với nhau, số còn lại là cổ động viên cổ vũ cho bạn chơi. Sau tiếng hô "Bắt đầu" của giáo viên, lần lượt mỗi bạn đại diện của nhóm lên tính giá trị một biểu thức và nối với giá trị của biểu thức đó cho đúng. Sau đó quay trở về
  9. chỗ cũ và đưa bút cho bạn thứ hai lên làm. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Tôi yêu cầu học sinh ở các tổ nhận xét lẫn nhau. Sau đó tôi đưa ra kết quả cuối cùng. Đội nào làm đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc. GV nhận xét, đánh giá kết quả sau khi chơi Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tính giá trị biểu thúc cho học sinh. Các biện pháp này cần được áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đối với từng đối tượng học sinh. 3. Kết quả đạt được: Trong thời gian thực hiện biện pháp, tôi thấy học sinh thích học các tiết toán về tính giá trị biểu thức hơn. Các em chủ động trong tiết học. Kĩ năng tính giá trị biểu thức của học sinh được nâng cao, học sinh nắm chắc các quy tắc tính, trình bày khoa học và còn biết vận dụng vào giải các bài toán có lời văn và các bài toán liên quan đến thực tế. Qua việc áp dụng các biện pháp cho học sinh tại lớp 3A tôi thu được kết quả như sau: Học sinh thực Học sinh chưa HS chưa thạo kĩ Số hiện tốt cách nắm được quy thuật tính toán, Thời điểm áp học tính giá trị biểu tắc tính GTBT còn tính toán sai dụng Lớp sinh thức biểu thức SL % SL % SL % Tháng 1/2023 3A 29 20 68,5 8 27 1 4,5 Qua kết quả trên cho thấy học sinh giải bài tập về giá trị biểu thức đạt kết quả tốt chiếm 68,5%. Số học sinh giải bài tập về giá trị biểu thức còn chưa tốt chỉ chiếm 27%. Điều đó cho thấy các biện pháp áp dụng kể trên đạt hiệu quả rất khả quan. 4. Kết luận:
  10. Thông qua việc thường xuyên áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức cho các em học sinh lớp 3 cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập cần phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp mình. Quan trọng hơn nữa là qua việc rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh chúng ta còn giúp các em hình thành một số kĩ năng như quan sát, nhận xét từ đó hình thành khả năng tư duy cho các em học sinh. Giúp các em học sinh hình thành thói quen tốt khi gặp vấn đề. Từ đó phát triển tư duy cho các em. 5. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với tổ chuyên môn. Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn tổ để học hỏi tìm tòi tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường. Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc đầu tư nhiều hơn nữa các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn. c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. - Tổ chức hội thảo những sáng kiến có chất lượng để cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi và áp dụng kinh nghiệm trên phạm vi rộng. Thanh Khương, ngày tháng năm 2023 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Thuỳ Dương