Sáng kiến kinh nghiệm Cách tổ chức một số trò chơi toán học nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh Lớp 3

ppt 32 trang Minh Khuê 16/02/2025 1510
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách tổ chức một số trò chơi toán học nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_cach_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc.ppt

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách tổ chức một số trò chơi toán học nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh Lớp 3

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI PHÚC BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3 Người thực hiện: PHAN THỊ HẰNG
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG Thực trạng dạy và học Toán lớp 3 1 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn CẤU TRÚC 2 Toán qua tổ chức trò chơi BIỆN PHÁP 3 Kết quả 4 Kết luận 5 Kiến nghị, đề xuất
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Qua thực tế giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp, qua khảo sát học sinh, tôi nhận thấy đa số học sinh sợ học Toán hơn học Tiếng Việt và các môn học khác. Bởi môn Toán khô khan, cứng nhắc. Môn Toán liên quan đến kĩ năng tính toán, tư duy do đó dẫn đến các em ngại học và sợ học Toán. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh ham học toán, yêu thích học toán. Vì các em học toán tốt sẽ học tốt tất cả các môn khác. Chính vì vậy, tôi đã chọn biện pháp “ Cách tổ chức một số Trò chơi Toán học nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 3”.
  4. PHẦN II: NỘI DUNG 1 Thực * Thuận lợi: trạng công - Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn Toán phong phú, luôn luôn quan tác tâm đến đổi mới phương pháp học Toán. dạy - Đa số các em chăm ngoan, tích cực học tập và nhiều phụ huynh quan tâm đến con học - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn, toán nghiệp vụ vững vàng. lớp 3
  5. 1 * Khó khăn: Thực - Đa số học sinh sợ và ngại học môn Toán, giờ trạng học Toán còn trầm, học sinh còn thụ động trong công học tập. tác - Phương pháp dạy học Toán của nhiều giáo viên dạy chưa tốt. Giờ học Toán của giáo viên chủ yếu là dùng phương pháp giảng giải, thầy nói cho trò và nghe nên tiết học nhàm chán không hiệu quả. học - Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc tổ chức toán trò chơi Toán học vào giảng dạy để tiết học diễn lớp 3 ra nhẹ nhàng, gây hứng thú học cho học sinh từ đó các em tiếp thu bài tốt hơn.
  6. Tôi tiến hành khảo sát các em yêu thích các môn học tại lớp 3A4 trường Tiểu học Đại Phúc thu được kết quả như sau: CÁC MÔN TOÁN TV TA HỌC KHÁC TSHS SL % SL % SL % SL % 49 9 18,3 15 30,6 10 20,5 15 30,6
  7. 2 BIỆN PHÁP Biện pháp 1: Thiết kế trò chơi. * Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học. + Giáo viên căn cứ vào từng bài, loại bài để thiết kế các trò chơi học tập phù hợp, phong phú. Tránh lặp đi lặp lại một hoặc một số trò chơi trong nhiều tiết học. + Mỗi một trò chơi phải đảm bảo cho học sinh phát hiện được kiến thức mới của bài học hoặc giúp các em ôn lại bài đã học không những thế còn giúp các em khả năng tư duy , phán đoán các kiến thức liên quan đến môn Toán. + Đồ dùng thiết bị phục vụ cho trò chơi toán học đơn giản , gần gũi với xung quanh cuộc sống của các em để bản thân giáo viên và học sinh dễ sưu tầm , dễ làm không gây tốn kém qua đó giúp các em thấy sự khéo léo từ đôi bàn tay của mình hơn thế nữa giúp các em có ý thức tiết kiệm bảo vệ môi trường xung quanh.
  8. Bộ đồ dùng thực hành Toán.
  9. Vận dụng linh hoạt để khai thác những vật liệu gần gũi xung quanh từ các phế liệu sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
  10. 2 BIỆN PHÁP * Ngoài việc tận dụng các phế liệu, phế phẩm có những bài học, tiết học không mất công chuẩn bị nhưng vẫn giúp HS học tập Toán tốt như trò chơi: truyền điện, bắn tên, gọi thuyền Ví dụ: Trò chơi “Bắn tên” được sử dụng ở tiết “So sánh số lớn gấp mấy lần số bé”( trang 57, trò chơi “Truyền điện” được sử dụng ở các tiết học bảng nhân, bảng chia, trò chơi “Gọi thuyền” được sử dụng ở các tiết “Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số” trang 55, “Giảm đi một số lần” trang 37
  11. 2 BIỆN PHÁP Học sinh tham gia chơi trò chơi “Bắn tên”
  12. 2 BIỆN PHÁP Biện pháp 2: Trò chơi có yếu tố đại số. 1. Trò chơi Tiếp sức Ví dụ: Trò chơi được sử dụng ở tiết “ Tìm số chia” trang 47. - Mục đích: + Giúp học sinh nắm chắc kiến thức về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia. + Rèn tính tập thể, tinh thần đoàn kết. Chuẩn bị: 2 bảng phụ có ghi các số trong phép chia và tên gọi của nó, phấn màu. + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em, đặt tên cho mỗi đội. Tổ chức: - GV nêu tên trò chơi: Tiếp sức
  13. 2 BIỆN PHÁP - GV phổ biến luật chơi: 2 đội xếp thành hàng dọc trước bảng để chơi. Khi cô hô bắt đầu thì lần lượt từng bạn lên nối mỗi số trong phép tính chia với tên gọi của nó cho thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong chuyển xuống cuối hàng cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi hết các phép tính. Đội nào nối đúng và xong trước là đội thắng cuộc. - Học sinh tiến hành chơi. - Học sinh trình bày cách làm để có kết quả đúng. - Đánh giá kết luận và tuyên dương, khen ngợi. * Trò chơi được sử dụng ở tiết “Làm quen với biểu thức” (bài 2 trang 85), “Luyện tập” (bài 4 trang 88) “Luyện tập chung” (bài 3 trang 92) .
  14. 2 BIỆN PHÁP Học sinh tham gia chơi trò chơi tiếp sức.
  15. 2 BIỆN PHÁP 2. Trò chơi Bắt bóng - trả lời nhanh Ví dụ: Trò chơi được sử dụng ở tiết “ Bảng chia 8”. - Mục đích: + Luyện tập và củng cố bảng nhân 8 từ đó hình thành bảng chia 8. + Luyện phản xạ trả lời nhanh ở các em. - Chuẩn bị: - + Một quả bóng nhỏ vừa tay cầm của các em. - Cách chơi:
  16. 2 BIỆN PHÁP Tổ chức: - GV nêu tên trò chơi: Bắt bóng – trả lời nhanh GV phổ biến luật chơi: Các em ngồi tại chỗ, giáo viên nêu một phép tính bất kì trong bảng nhân 8 Chẳng hạn: 8 x 3 bằng bao nhiêu? và tung bóng cho một em bất kì. Em nào bắt được bóng sẽ phải trả lời nhanh kết quả. Nếu trả lời đúng được quyền đố tiếp và tung bóng cho một bạn khác. Bạn bắt được bóng tiếp tục trả lời. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng và bắt đầu chơi lại. - Học sinh tiến hành chơi. - Kết thúc trò chơi khen ngợi những em bắt được bóng và trả lời nhanh, đúng câu hỏi. * Trò chơi được sử dụng ở các bài học bảng nhân, chia.
  17. 2 BIỆN PHÁP Video: Cách tổ chức chơi trò chơi Bắt bóng trả lời nhanh.
  18. 2 BIỆN PHÁP Học sinh tham gia chơi trò chơi bắt bóng – trả lời nhanh.
  19. 2 BIỆN PHÁP Biện pháp 3: Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng. 1. Trò chơi thợ chỉnh đồng hồ Ví dụ : Trò chơi được sử dụng ở tiết “ Xem đồng hồ” trang 17. - Mục đích: + Giúp học sinh biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12 chính xác đến từng phút. Biết đọc giờ hơn, giờ kém. + Rèn tính cẩn thận, chính xác. + Thái độ: Biết quý trọng thời gian. - Chuẩn bị: Mô hình đồng hồ của giáo viên và học sinh (có sẵn trong bộ đồ dùng Toán lớp 3). - Tổ chức: GV nêu tên trò chơi: Thợ chỉnh đồng hồ
  20. 2 BIỆN PHÁP - GV phổ biến luật chơi: + Học sinh ngồi tại bàn của mình. + Khi giáo viên hô to một giờ nào đó, các em sử dụng mô hình đồng hồ của mình quay đúng giờ đó. Em nào quay sai sẽ phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ mình lên bảng và chỉnh lại giờ đúng. Nếu học sinh đó vẫn quay sai thì giáo viên giúp đỡ đồng thời giáo viên cũng quay mô hình to của mình để học sinh đối chiếu giờ đúng. - Học sinh tiến hành chơi. - Kết thúc trò chơi khen những em quay đồng hồ nhanh, không sai lần nào. * Trò chơi được sử dụng ở tiết “Xem đồng hồ trang 17”, tiết “Xem đồng hồ (tiếp theo ) trang 18”.
  21. 2 BIỆN PHÁP Học sinh tham gia chơi trò chơi thợ chỉnh đồng hồ.
  22. 2 BIỆN PHÁP 2. Trò chơi xếp hình theo mẫu Ví dụ trò chơi được sử dụng ở tiết “Luyện tập” bài 4 trang 5. - Mục đích: + Giúp học sinh nhận biết và ghép chính xác hình theo mẫu. + Rèn khả năng quan sát, xếp hình theo mẫu. - Chuẩn bị: + Mỗi HS lấy sẵn các hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 3) đặt trên bàn. + GV chuẩn bị hình theo mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ). - Tổ chức: GV nêu tên trò chơi: Xếp hình theo mẫu
  23. 2 BIỆN PHÁP - GV phổ biến luật chơi: + GV đưa hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đó cất đi. + Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng hình tam giác đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra. - Học sinh tiến hành chơi. - Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những HS nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng. * Trò chơi được sử dụng ở tiết “Bảng nhân 7” (bài 5 trang 39), “Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)’’ (bài 5 trang 26 ), “Tìm số chia” (bài 4 trang 47) .
  24. 3 BIỆN PHÁP Học sinh tham gia chơi trò xếp hình theo mẫu.
  25. 2 BIỆN PHÁP Biện pháp 4: Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kĩ năng giải toán. 1. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng Ví dụ : Trò chơi được sử dụng trong các tiết Luyện tập chung đầu năm, các tiết ôn tập cuối năm. Mục đích: + Củng cố, hệ thống lại các mảng kiến thức đã học một cách tổng hợp. + Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp. + Rèn tác phong phán đoán nhanh nhẹn. Chuẩn bị: + Giáo viên: Các câu hỏi hoặc đề toán + Học sinh: Chuẩn bị bảng con, phấn viết, khăn lau để trên bàn. Tổ chức: GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
  26. 2 BIỆN PHÁP - GV phổ biến luật chơi: + Giáo viên đưa ra câu hỏi hoặc đề toán. Học sinh suy nghĩ trả lời và viết đáp số ra bảng con. + Khi giáo viên ra hiệu lệnh hết giờ thì học sinh giơ cao bảng con. Ai đúng được chơi tiếp, ai sai phải úp bảng và dừng ngay cuộc chơi. - Học sinh tiến hành chơi. - Giáo viên tiếp tục đưa ra các câu hỏi cho đến khi còn 1 học sinh cuối cùng. - Khen những em trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất.
  27. 2 BIỆN PHÁP Học sinh tham gia chơi trò chơi ai nhanh, ai đúng.
  28. 3 KẾT QUẢ Sau hơn một năm áp dụng việc tổ chức trò chơi trong dạy học toán tôi thấy học sinh lớp tôi rất thích học toán, không sợ học toán . Không khí học tập của lớp trong giờ học toán sôi nổi, các em học tập tích cực, những em nhút nhát, tự ti cũng hoà nhập với các bạn hơn. Các em tích cực tham gia làm các đồ dùng học tập, không chỉ có môn toán mà còn cả các môn học khác. Sau khi nghiên cứu và lựa chọn tôi vận dụng một số trò chơi phục vụ cho môn toán. Tôi thấy học sinh không những nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó, tạo hứng thú học tập cho các em.
  29. Kết quả năm học 2020 - 2021 Thời gian Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Đầu năm 49 18 36,8% 28 57,1% 3 6,1% Giữa HK 1 49 24 49% 24 49% 1 2 % Cuối HK 1 49 30 61,2% 19 38,8 % 0 0% Cuối HK 2 49 36 73,5% 13 26,5% 0 0 %
  30. 4 KẾT LUẬN Trò chơi Toán học là một hoạt động học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi Toán học không chỉ tạo không khí vui tươi hồn nhiên mà nó còn giúp học sinh có khả năng tư duy, trí tưởng tượng, óc phán đoán. Đặc biệt giúp các em dễ nhớ và khắc sâu kiến thức bài học hơn. Qua đó các em tự tin hơn, có được cơ hội khẳng định mình và đánh giá lẫn nhau trong học tập.
  31. 5 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT * Đối với tổ, nhóm chuyên môn - Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn, cùng nhau thảo luận, đưa ra ý tưởng và thiết kế trò chơi cho các giờ học Toán. * Đối với lãnh đạo nhà trường - Tổ chức các chuyên đề thiết kế trò chơi trong dạy học nói chung và dạy Toán nói riêng cho các em học sinh. * Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT. - Tổ chức chuyên đề làm và sử dụng trò chơi Toán học để giáo viên được học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn, tiết học Toán đạt hiệu quả hơn.
  32. Trân trọng cảm ơn !