Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 3 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Sáng tạo đồ dùng trong học tập thông tin về bài học
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 3 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Sáng tạo đồ dùng trong học tập thông tin về bài học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_stem_lop_3_ket_noi_tri_thuc_chu_de_sang_tao.docx
NOI QUY PHONG MAY.docx
KH LAM SDDD 2021.doc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIN HỌC (1) (2).docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 3 (Kết nối tri thức) - Chủ đề: Sáng tạo đồ dùng trong học tập thông tin về bài học
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM CHỦ ĐỀ: SÁNG TẠO ĐỒ DÙNG TRONG HỌC TẬP THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC Lớp: 3 Thời lượng: 2 tiết Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung môn Công nghệ Tuần 23-24.Bài 8. Làm đồ dùng học tập Mô tả bài học: Nội dung môn công nghệ có yêu cầu cần đạt như sau: -Lựa chọn được vật liệu và sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập. -Thể hiện được cách phối màu trong sáng tạo đồ dùng học tập. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt – Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu. – Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập Môn học Môn Công đúng cách, an toàn. chủ đạo nghệ – Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. Mĩ thuật – Sử dụng được các màu cơ bản; màu đậm, màu nhạt Môn học trong thực hành, sáng tạo. tích hợp Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực Toán hành đo độ dài. I. Yêu cầu cần đạt (của bài học) * HS biết - Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ. Mô tả được các bước làm dụng cụ học tập từ các dụng cụ và vật liệu thủ công. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- - Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách, an toàn. - Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành đo độ dài. - Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập II. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của Giáo viên - Các phiếu học tập và phiếu đánh giá. - Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh: vải, kéo, dây kéo, keo hai mặt, thước đo, bút chì, một số sản phẩm đồ dùng học tập mẫu, -Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Giáo viên Học sinh Túi đựng bút gồm có những bộ phận nào? Được làm từ vật liệu gì? Công dụng của túi đựng bút. 2. Chuẩn bị của học sinh - Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau: vải, kéo, dây kéo, keo hai mặt, thước đo, bút chì, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (nội dung cụ thể được mô tả ở trên) 1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề) a) Khởi động: - Câu đố: Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều Tính tình chân thức đáng yêu Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em. (Là cái gì?) b) Giao nhiệm vụ: - Cho HS kể tên các dụng cụ, đồ dùng học tập mà em biết. - Yêu cầu HS chia sẻ về công dụng những dụng cụ, đồ dùng học tập đó. -GV dẫn dắt vào bài học: Bài 14: Sáng tạo đồ dùng học tập 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền) Tìm hiểu về đồ dùng học tập: - GV cho học sinh quan sát một số đồ dùng học tập. Yêu cầu HS chọn 1 đồ dùng và nói cho bạn nghe về vật liệu tạo nên đồ dùng và công dụng của nó.
- - Theo em tại sao người ta chọn vật liệu đó để làm đồ dùng trên? (VD: Túi đựng bút được làm từ vải. Nó có thể đựng được bút, thước kẻ, cục tẩy, ) 3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng a) Đề xuất và cách làm đồ dùng học tập. GV hỏi: Theo em để làm một túi đựng bút, chúng ta cần đưa ra những tiêu chí nào? HS nêu sau đó GV chốt lại: + Đựng được các đồ dùng học tập khác. + Được làm từ vật liệu sẵn có, bền và trang trí đẹp mắt. GV hỏi: Để làm được một túi đựng bút đáp ứng các tiêu chí trên, chúng ta cần chọn những vật liệu gì và làm như thế nào? (HS nêu cách làm túi đựng bút, vật liệu sử dụng - lí do chọn vật liệu đó.) b) Làm đồ dùng học tập. - HS đặt vật liệu đã chuẩn bị và GV phát vật liệu: vải, kéo, dây kéo, keo hai mặt, thước đo, bút chì, - Chia nhóm HS (mỗi nhóm 5-6 em), yêu cầu HS thực hành làm túi đựng bút và hoàn thành phiếu học tập.
- PHIẾU HỌC TẬP Giáo viên Học sinh Túi đựng bút gồm có những bộ phận nào? Được làm từ vật liệu gì? Công dụng của túi đựng bút. - Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên. - Học sinh làm sản phẩm theo nhóm, giáo viên quan sát ghi nhận tinh thần làm việc của nhóm. c) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm. -Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm: nêu rõ các bộ phận, vật liệu làm, cách làm, cách sử dụng, - Các nhóm khác dựa vào các tiêu chí để nhận xét, chia sẻ, thảo luận. Tiêu chí Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1.Đựng được các đồ dùng học tập khác. 2.Làm từ các vật liệu sẵn có, bền và đẹp. - Giáo viên nhận xét tuyên dương. *Trao đổi: + Khi làm túi đựng bút, em gặp những khó khăn gì? + Em có muốn thay đổi điều gì của đồ dùng đó không? Chi tiết nào? - GV tổng kết nội dung bài, liên hệ mở rộng VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: