Kế hoạch bài dạy STEM - Chủ đề: Xếp hình sáng tạo

docx 9 trang Minh Khuê 26/12/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM - Chủ đề: Xếp hình sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_stem_chu_de_xep_hinh_sang_tao.docx

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM - Chủ đề: Xếp hình sáng tạo

  1. BÀI HỌC STEM: XẾP HÌNH SÁNG TẠO THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC Lớp: Ba Thời lượng: 2 tiết Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung “Hình học trực quan” (môn Toán) Mô tả bài học: Nội dung môn Toán có yêu cầu cần đạt như sau: -Nhận biết được tam giác, tứ giác. - Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “Xếp hình sáng tạo”, học sinh sẽ : - Học sinh nhận biết được các hình phẳng cho sẵn, xác định được đỉnh, cạnh - Tính toán được số lượng cần có của mỗi hình để xếp thành các sự vật, con vật xung quanh. - Lựa chọn và sắp xếp các hình phẳng cho sẵn thành các sự vật, con vật xung quanh. - Biết hợp tác, phân công nhiệm vụ cùng thực hiện các yêu cầu theo từng tiêu chí cụ thể. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt -Nhận biết được tam giác, tứ giác. - Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông. Môn học Toán - Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, chủ đạo khối hộp chữ nhật. - Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí. – Sử dụng được một số yếu tố tạo hình để mô phỏng đối tượng thẩm mĩ. Mĩ thuật Môn học - Thể hiện được màu sắc ở sản phẩm. tích hợp - Lựa chọn được vật liệu đúng yêu cầu. Công nghệ - Sử dụng được các dụng cụ đúng cách, an toàn.
  2. I. Yêu cầu cần đạt (của bài học) - Nhận biết được tam giác, tứ giác, nắm được các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông. - Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hộp chữ nhật. - Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí. - Cắt được các hình phẳng và xếp tạo thành những sự vật, con vật đơn giản như ngôi nhà, cây xanh, con cá - Hợp tác được các thành viên trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. II. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của Giáo viên - Các phiếu học tập và phiếu đánh giá. - Các hình ảnh hướng dẫn học sinh - Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh: STT Thiết bị/ Học liệu Số Hình ảnh minh lượng hoạ 1 Giấy A3 dầy 30 tờ
  3. 2 Đề can in sẵn hình (mỗi loại 3 màu: xanh, đỏ, 180 tờ vàng) 3 Bút chì màu 30 hộp 4 Keo 2 mặt 30 cuồn 2. Chuẩn bị của học sinh - Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau: STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Kéo thủ công 5 2 Màu sáp 1
  4. 3 Bút chì 2 4 Thướt kẻ 1 5 Hồ dán 1 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (nội dung cụ thể được mô tả ở trên) 1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề) a) Khởi động Lớp chơi trò chơi: “ Tìm nhanh – Đáp đúng” - GV yêu cầu cả lớp thi tìm nhanh xung quanh phòng học có những hình phẳng và những khối hình nào mà em đã học? - Học sinh trả lời : Khung cửa sổ - hình chữ nhật, cái bảng - hình chữ nhật, quạt treo tường – hình tròn, cái tủ - khối hộp chữ nhật - Giáo viên nhận xét- tuyên dương. b) Giao nhiệm vụ - Giáo viên cho học sinh xem ảnh các hình phẳng. - Phân tích các hình phẳng: + Hình tam giác có đặc điểm gì? +Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
  5. +Hình vuông có đặc điểm gì? + Em có nhận xét gì về điểm giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật? -Từ các hình phẳng các em đã học khi liên kết sắp xếp chúng lại với nhau ta sẽ được rất nhiều các sự vật con vật quen thuộc như ngôi nhà, con cá Bài học hôm nay sẽ giúp các em chủ động lựa chọn và sắp xếp từ các hình phẳng cho sẵn một cách sáng tạo để tạo hình thành 1 bức tranh theo ý thích của mình. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền) - Giáo viên cho học sinh xem video - Những hình phẳng đó sau khi ghép nối lại với nhau đã tạo ra hình ảnh gì? - Yêu cầu suy nghĩ và cho biết sự vật – con vật đó được ghép từ các hình phẳng nào? - Giáo viên mời đại diện trình bày - Giáo viên nhận xét – tuyên dương. 3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp -Từ những vấn đề vừa thảo luận và trình bày các nhóm hãy cho biết nhóm mình sẽ thực hiện xếp thành các sự vật nào? -Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập trong thời gian khoảng 5 phút. -Giáo viên gọi đại diện lần lượt các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. - Giáo viên nhận xét- kết luận: Rút ra Tiêu chí của sản phẩm: + Xếp sáng tạo được nhiều hình ảnh thích hợp. + Bố cục cân đối, chọn màu phù hợp.
  6. + Được trang trí đẹp và có tên đại diện nhóm. + Trình bày được ý tưởng cho các sản phẩm. - Giáo viên phát các dụng cụ - Quy ước an toàn khi sử dụng các vật sắc nhọn như kéo b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá - Giáo viên phát các dụng cụ - Các dụng cụ cần thiết khi thực hiện gồm những gì? - Quy ước an toàn khi sử dụng các vật sắc nhọn: Khi sử dụng các vật sắc nhọn như kéo các em cần sử dụng cẩn thận và đảm bảo an toàn. - Yêu cầu các nhóm thực hiện cần có sự phân công của nhóm trường và cùng hợp tác nhau khi thực hiện tránh các tình trạng chỉ 1 vài bạn trong nhóm thực hiện các bann5 còn lại ngồi chơi. - Giáo viên theo dõi - quan sát đặt các câu hỏi gợi mở ý tưởng cho các nhóm. c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh - Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày các sản phẩm của nhóm. -Cho các nhóm tự do trình bày ý tưởng- mời đại diện các nhóm nhận xét, đóng góp các ý kiến điều chỉnh cho nhóm bạn( nếu có) -Giáo viên nhận xét – tuyên dương – Rút kinh nghiệm cho các nhóm – Định hướng điều chỉnh những sai sót IV. Phụ lục 1. Phiếu học tập STT Tên hình ảnh dự kiến xếp Số lượng các hình phẳng cần sử dụng T
  7. 3 hình tròn,1 hình tam giác, 5 hình chữ nhật 1 M: Mặt trời nhỏ 2 3 4 5 6 2. Phiếu đánh giá Kết quả đạt được Tiêu chí
  8. Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Chuẩn bị Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng Chuẩn bị được một nửa đồ dùng Không chuẩn bị được đồ dùng nào Tham gia, đề xuất ý Đề xuất được ít nhất 1 ý tưởng Đề xuất được ít nhất 1 ý tưởng Không đề xuất được ý tưởng tưởng và trình bày rõ ràng ý tưởng đó nhưng không trình bày, giải thích nào được ý tưởng của mình Thực hiện, triển Làm và thực hiện được ý tưởng Chỉ làm được ý tưởng nhưng Không làm cũng như không chế khai ý tưởng của mình rõ ràng không lắp ghép, chế tạo được ý tạo được ý tưởng tưởng đó Sản phẩm STEM Có sản phẩm STEM Có sản phẩm nhưng chưa thể Không có sản phẩm hiện rõ STEM trong đó 3. Sản phẩm minh họa